Thiết kế phòng nuôi trồng đông trùng hạ thảo, cách trồng và chi phí bao nhiêu?
Share:
Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo tại nhà là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Trùng thảo nổi tiếng với giá thành đắt đỏ như vàng mềm cùng với công dụng được ví như thần dược cho sức khỏe. Tuy vậy không phải ai cũng có khả năng mua và sử dụng nó. Đó là lí do nhiều người muốn tìm hiểu về chi phí nuôi đông trùng hạ thảo, thiết kế phòng nuôi ra sao và cách trồng để tiến hành nuôi cấy. Mọi thắc mắc trên chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau đây.
Chi phí nuôi trồng đông trùng hạ thảo
Để nuôi trồng đông trùng hạ thảo thành công, ngoài kỹ thuật nuôi cần trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc gồm máy lắc, tủ cấy vô trùng, tủ mát, máy điều hòa, cân kỹ thuật, máy làm ẩm, hệ thống ánh sáng, dụng cụ đo độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng. Dụng cụ khác như lọ thủy tinh và dàn giá. Nguyên liệu để nuôi cấy gồm nhộng tằm, khoai tây, gạo lứt, đường, vitamin, pepton,... Đây là những yếu tố quan trọng cần có đối với nhà sản xuất ít, nhỏ lẻ theo hộ gia đình.
Giá thành cho máy móc khoảng 50 triệu VNĐ.
Giá nguyên liệu để trồng đông trùng không quá cao, dễ mua ngoài thị trường.
Diện tích càng rộng, chi phí càng lớn.
Theo tính toán, nếu sản xuất trùng thảo dự kiến quy mô 10.000 lọ, thì tỷ lệ hư hỏng là 5%. Trừ đi còn 9.500 lọ sau thời gian 3 tháng. Với năng suốt ước tính 16gr/lọ thì sau khi trưởng thành quả thể nấm tươi thu được là 152kg. Mức giá bình quân cho đông trùng hiện nay khoảng 50 triệu đồng. Vậy sau 1 năm, cơ sở có thể thu được lợi nhuận. Trừ chi phí sản xuất thì thu về lãi khoảng 200 triệu. Đây là ước tính dựa trên các cơ sở nuôi cấy thành công và đang mở rộng thị trường.
Thiết kế phòng nuôi đông trùng hạ thảo
Tùy vào mục đích khác nhau của từng cá nhân để thiết kế phòng nuôi đông trùng hạ thảo phù hợp. Tuy nhiên diện tích tối thiểu của phòng là 10m2 đến 15m2. Diện tích này có thể nuôi cấy được từ 500-1000 phôi.
Thời gian thiết kế đến thi công, lắp đặt mất từ 07-10 ngày. Tiêu chuẩn phòng nuôi phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Các yếu tố nguyên vật tư, phòng ốc cần kiên cố, chịu lực tốt, được bố trí hợp lý. Về nhiệt độ, độ thoáng khí, ánh sáng và độ ẩm không khí đều phải kiểm soát chặt chẽ. Hiện nay có nhiều dịch vụ lắp đặt và xây dựng từ A đến Z theo mô hình tự động hóa khiến công việc nuôi cấy trùng thảo trở nên dễ dàng hơn.
Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo tại nhà
Ở phần này, chúng tôi sẽ làm rõ cách nuôi trùng thảo tại nhà chi tiết nhất. Bắt đầu nhé!
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Điều kiện phòng nuôi cần đảm bảo những yếu tố sau:
Phòng nuôi phải khử trùng, đủ ánh sáng, độ thoáng tự nhiên.
Độ ẩm cần thiết duy trì từ 70%-85% với hệ thống phun sương.
Nhiệt độ phòng giữ ổn định ở 18-20 độ C.
Chọn lựa cây giống cẩn thận, tìm mua tại địa chỉ uy tín chất lượng.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, nên học một khóa về nuôi trồng trùng thảo để hiểu hơn, tránh sau sót trước khi bắt đầu thực hiện dự án.
Giai đoạn 2: Nuôi sợi trong lọ cơ chất
Đây là bước quan trọng cần chú ý để thu được kết quả tốt nhất. Giá thể được tạo bởi hỗn hợp các nguyên liệu bao gồm nước dừa, nhộng tằm, gạo lứt. Tỷ lệ tương ứng 1.5 : 1.2 : 5 và bổ sung một số loại vi chất. Tiếp đó giá thể đặt trong các lọ cơ chất mang đi hấp khử trùng trong 2 tiếng và đưa đến phòng nuôi cấy.
Sau đó, cấy giống vào các lọ cơ chất và đưa đến phòng tối ở nhiệt độ và độ ẩm như đã nói ở trên.
Sau 10 ngày, có thể nhìn thấy các sợi nấm xuất hiện và ăn kín hết bề mặt của môi trường sinh khối. Chuyển các lọ cơ chất sang giai đoạn mới tạo quả thể.
Giai đoạn 3: Tạo ra quả thế
Sau giai đoạn nuôi sợi, các lọ cơ chất đưa tới phòng chiếu sáng để bước sang giai đoạn tạo quả thể. Nhiệt độ giữ mức 18 đến 20 độ C. Độ ẩm là 75% - 80%. Ánh sáng được chiếu với cường độ 1000 Lux mỗi ngày 12 tiếng.
Vào sáng sớm và chiều tối, mở cửa phòng 30 phút để lưu thông không khí.
Sau 15 ngày, chồi nấm mọc lên li ti và chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 4: Nuôi quả thể trùng thảo
Nhiệt độ phòng ở giai đoạn này được giữ nguyên, độ ẩm tăng lên từ 80% đến 85%. Thời gian chiếu sáng là 12 tiếng/ ngày. Cường độ giảm còn 700 Lux.
Mở cửa phòng 2 lần sáng tối, mỗi lần 30 phút.
Kiểm tra và loại bỏ các cơ chất, nấm bị mốc và hỏng. Tránh không để lây lan sang bên cạnh
Sau 2 tháng, ngọn nấm dài ra nhìn rõ được bào tử nấm.
Giai đoạn 5: Thu hái quả thể đông trùng hạ thảo
Bằng mắt có thể thấy ngọn nấm có màu vàng đạm so với thân. Lúc này có thể thu hoạch.
Sau khi thu hoạch cần bảo quản đúng cách, chế biến như ngâm rượu, mật ong để tăng thời gian sử dụng.
Mua bán phôi giống đông trùng hạ thảo ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có nhiều cơ sở cung cấp phôi giống đông trùng hạ thảo. Cần cân nhắc để lựa chọn những địa điểm uy tín:
Chất lượng phôi: Mọc đều, màu vàng cam đẹp, không hỏng hóc và nấm mốc.
Giá thành: Chi phí hợp lý đi kèm chất lượng.
Dịch vụ: Tư vấn nhiệt tình, tỉ mỉ, chu đáo từ trang thiết bị môi trường nhiệt độ cho đến quá trình phát triển của phôi giống. Có thể đến trực tiếp tại nhà để hỗ trợ nếu cần.
Đóng gói và vận chuyển: Quy trình đóng gói phải kỹ lưỡng, hạn chế các rủi ro như nhiệt độ quá cao hay va chạm dẫn đến đổ vỡ.
Tham khảo các cơ sở nuôi cấy đông trùng hạ thảo thành công tại Việt Nam hoặc khu vực bạn sinh sống để học hỏi và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân trước khi thực hiện.
Trên đây là toàn bộ cách thiết kế phòng, quy trình thực hiện, chi phí nuôi trồng đông trùng hạ thảo. Đây là mô hình tham khảo, tùy vào mục đích quy mô. Nagaki hy vọng bạn sẽ thành công với dự án nuôi cấy đông trùng của mình. Mọi thắc mắc liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.