Đông trùng hạ thảo là gì? Ý nghĩa của từ Đông trùng hạ thảo có gì đặc biệt?
Share:
Đã từ rất lâu, con người ta đã rất chuộng các bài thuốc từ thảo dược bởi sự tự nhiên và tác dụng mà chúng mang lại. Đặc biệt phải kể đến đó chính là "thần dược" Đông trùng hạ thảo - một thảo dược quý hiếm nổi tiếng chữa được bách bệnh. Tuy nổi tiếng là vậy thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại thảo dược này, đôi khi còn phát sinh một số nhầm lẫn. Vậy thì Đông trùng hạ thảo là gì? Đông trùng hạ thảo xuất xứ ở đâu? Đừng lo, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về thảo dược này nhé!
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là gì? Đây là một vị thuốc nổi tiếng được rất nhiều người biết đến nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc từ đâu mà ra? Đây là cây hay là con? Để có thể lí giải về điều này, chúng ta hãy cùng nhau trải nghiệm bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc của Đông trùng hạ thảo từ đâu?
Đông trùng hạ thảo hay còn có cái tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis, Hán Việt còn gọi là Yartsa Gunbu. Đây là một loại nấm ký sinh ở côn trùng, thông thường chúng mọc ở ấu trùng của một số loài có tên là Lepidoptera Heptaidae. Chúng phân bố chủ yếu ở Thanh Hải, Tây Tạng, Tứ Xuyên, Vân Nam, Cam Túc, Nepal,.... của Trung Quốc, gần phía Nam của dãy Himalaya và được tìm thấy trong đồng cỏ núi cao.
Phân loại khoa học:
Tên khoa học: Ocordyceps Sinensis
Giới (regnum): Fungi
Phân giới: Dikarya
Ngành: Ascomycota
Phân ngành: Pezizomycotina
Lớp: Sordariomycetes
Phân lớp: Hypocreomycetidae
Bộ (ordo): Hypocreales
Họ: Ophiocordycipitaceae
Chi (genus): Ophiocordyceps
Loài (species): O. sinensis
Tìm hiểu thêm về Cordyceps sinensis - một loại nấm Đông trùng được biến đến vào đầu năm 863 sau Công Nguyên vào thời nhà Đường và đã được xuất hiện rất nhiều trong các ghi chép của nhà tự nhiên học Chengshi. Từ xa xưa Đông trùng hạ thảo đã được coi là vị thuốc "bổ phổi, ích thận, cầm máu, hóa đờm". Nhưng bên cạnh đó, hàm lượng arsen hữu cơ trong nó lại có hại cho con người. Chính vì vậy mà vào năm 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đã loại bỏ hạ thảo ra khỏi danh mục thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Việc này hoàn toàn phù hợp với các biện pháo quản lý hồ sơ và đăng ký thực phẩm y tế.
Đông trùng hạ thảo là cái gì? Mọc ở đâu? Chúng hầu như mọc trên các sườn cỏ gần con đường tuyết của các bụi cỏ đồng núi cao từ 3000 - 5000 mét. Nơi đây một loại bào tử nấm trong đất đã ký sinh trên cơ thể của ấu trùng để phát triển thành ấu trùng và hút chất dinh dưỡng của chúng đến chết.
Cordyceps sinensis chính thức được đưa vào sách như một loại thuốc và bắt đầu với ấn phầm "Bổ phế tân dược" được xuất bản vào thời nhà Thanh. Điều đó có thể khẳng định đây là vị thuốc bổ phổi, dưỡng thận, can uất, cầm máu, giảm đờm, hết ho. Sau đó, Đông trùng hạ thảo cùng với nhân sâm và nhung hươu được mệnh danh là 3 loại dược liệu quý và vô cùng nổi tiếng.
Đông trùng hạ thảo phát triển có chiều dài từ 4 - 5cm, lúc này chúng được gọi là "cỏ đầu" và cũng là lúc có chất lượng tốt nhất. Đến ngày hôm sau chúng sẽ phát triển các bào tử gấp đôi thân sâu và được gọi là "hai cỏ". Từ đây nó sẽ được gọi là "Cordyceps sinensis" vì chắc chắn một điều rằng nó sẽ mọc rễ sau khi trở nên cứng cáp hơn. Đông trùng sau khi được thu lượm sẽ được chia thành 5 cấp chính dựa theo trọng lượng, màu sắc và kích thước đó là:
Đông trùng hạ thảo tiến vua: mỗi cữ chứa khoảng 900 con.
Vậy thì Đông trùng hạ thảo là cây hay con? Có rất nhiều người nhầm lẫn về vị thuốc "tiên" này và đây có lẽ vẫn luôn là một khái niệm mơ hồ. Thực chất, chúng là những con trùng - sự kết hợp tuyệt hảo giữa con trùng và thực vật. Như vậy, hoàn toàn không "con Đông trùng hạ thảo" đâu nhé.
Nói thêm về Đông trùng hạ thảo, cứ đến tháng 3 và tháng 7 hàng năm, người dân các địa phương bắt đầu công cuộc đi "săn" thứ "thuốc" quý hiếm trên những vùng núi cheo leo, hiểm trở. Họ thường thu hoạch toàn bộ gồm cả khoản tọa, khuẩn ty và ấu trùng. Sau khi thu hoạch, người dân có thể dùng tươi, sấy khô hoặc bào chế thành nhiều dạng thực phẩm khác nhau,...
Đặc điểm nhận biết Đông trùng hạ thảo
Tuy rằng đây là một vị thuốc khá nổi tiếng nhưng không phải ai cũng biết chúng trông như thế nào. Sau đây sẽ là một số đặc điểm nhận dạng giúp bạn đọc có thể dễ dàng nhận ra đâu là Đông trùng hạ thảo nhé:
Thân sâu và nấm nối liền với nhau với tổng chiều dài lên tới 10 - 11cm tùy loại, rộng khoảng 10mm.
Phần thân trông rất giống con tăm, dài khoảng 3 - 5cm và thường có màu vàng sẫm hoặc nâu.
Thân của Đông trùng hạ thảo có vân ngang, phần đầu nhỏ hơn và có màu đỏ sẫm. Phần thân rất dễ bị gãy, ruột bên trong có màu trắng ngả vàng.
Phần thảo mọc thẳng đứng giống chiếc gậy, màu nâu sẫm, vỏ xù xì mang hạt chứa nang bao tử.
Phần đầu phình to, dẻo dai, khó bẻ gãy.
Có 8 cặp chân nhưng chỉ có 4 cặp ở giữa bụng là lộ rõ.
Ý nghĩa của từ Đông trùng hạ thảo
Tại sao lại gọi là Đông trùng hạ thảo? Ý nghĩa của tên gọi này là gì?
Theo nguồn thông tin từ rất nhiều tài liệu, loài này được biết đến như là Cordyceps sinensis cho tới năm 2007,khi phân tích phát sinh chủng loài phân tử được sử dụng để sửa đổi phân loại của 2 họ Cordycipitaceae và Clavicipitaceae. Kết quả là tạo ra tên gọi cho một họ mới là Ophiocordycipitaceae và việc chuyển một số loài Cordyceps sang chi Ophiocordyceps.
Trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng có một loài thuộc họ Hepialidae đẻ trứng, sau khi trứng nở thành ấu trùng chui xuống đấy hút chất dinh dưỡng của dễ cây. Trong suốt quá trình này, một số ấu trùng bị nấm và từ từ bò xuống đất. Đây là "sâu mùa đông", còn nấm hút chất dinh dưỡng của sâu non từ cơ thể sâu non và phát triển từng ngày cho đến khi toàn bộ cơ thể của sâu non được bao phủ. Cuối cùng một cây con hình que dài mọc ra từ đầu của con sâu và chính là nguồn gốc của Cordyceps sinensis.
Vào mùa đông, ấu trùng thuộc họ Hepialidae bị nấm Đông trùng ký sinh, các mô và vỏ của cơ thể chúng kết hợp với các sợi nấm tạo thành một sợi nấm cứng cáp. Bởi bề ngoài của chúng không khác gì một con ấu trùng nên chúng được gọi là "Đông trùng".
Khi mùa xuân tới cũng là lúc các sợi nấm phát triển. Sang đến mùa hè, chúng bắt đầu vươn mình ra khỏi mắt đất giống như một loài thực vật cùng với đó là một ascosa hình que mọc lên trông như "cỏ" mùa hè. Từ đây, chúng lại được gọi với cái tên "hạ thảo". Điều đặc biệt chính là chúng cùng nhau tạo nên một Cordyceps sinensis hoàn chình. Bào tử sử dụng cơ thể giun làm chất dinh dưỡng.
Đã từ rất lâu đời, Y học Trung Hoa và Tây Tạng đã coi chúng như là một dược liệu quý hiếm thường dùng để bồi bổ cho những bậc vua chúa và quyền quý. Từ thế kỷ 15, Đông trùng hạ thảo đã được phát hiện mang nhiều công dụng y học vượt bậc quý hơn vàng và nhân sâm Cao Ly. Chúng đã được chứng minh là giúp cải thiện thị lực, bổ thận tráng dương, điều trị suy nhược, bồi bổ khí huyết và đặc biệt điều trị các vấn đề tình dục của nam giới. Các bậc vua chúa thượng lưu ngày xưa coi đông trùng hạ thảo như một loại “tiên đơn”, một bài thuốc hay chữa được bách bệnh, đồng thời là loại quà tặng vô cùng xa xỉ và đắt đỏ.
Trên đây là những thông tin chi tiết về loại thảo dược quý hiếm luôn được săn tìm trên toàn Thế Giới. Đông trùng hạ thảo là gì? Có lẽ Nagaki đã giúp bạn khám phá sâu hơn về loại "thần dược" này rồi đúng không nào? Hãy theo dõi chúng tôi để có thể biết được tường tận về thảo dược này đồng thời mang lại cho bản thân bài thuốc tốt nhất nhé!