Đông trùng hạ thảo bị mốc có dùng được không? Cách xử lý khi bị mốc
Share:
Đông trùng hạ thảo bị mốc có dùng được không? Bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua loại thảo dược nổi tiếng "bổ phổi ích thận, cầm máu hóa đờm". Tuy nhiên không sử dụng được do lâu ngày bị nấm mốc. Vậy cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc ra sao? Cùng đọc bài viết dưới đây để biết cách chữa và bảo quản trùng thảo tốt nhất.
Đông trùng hạ thảo bị mốc có dùng được không?
Đông trùng hạ thảo bị mốc có dùng được không? Câu trả lời đó là vẫn có thể dùng được. Về nguyên nhân, do đông trùng hạ thảo sau khi mua về không được bảo quản ở túi đựng chân không, nên rất dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Câu hỏi tiếp theo cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc có khả quan không? Câu trả lời sẽ giải đáp phần tiếp theo.
Dược liệu bị nấm mốc là một điều cấm kỵ rất lớn đối với Đông y và Tây y. Mốc làm phân hủy vật chất nhanh chóng, thường xuất hiện ở thưc phẩm, dược phẩm lâu ngày ngoài không khí. Đáng lo ngại hiện nay nhiều người tiếc tiền nên vẫn sử dụng thực phẩm bị nấm mốc. Dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, ngộ độc và có thể gây tử vong.
Tuy vậy với trùng thảo có ổ mốc phát triển dưới 5%, hàm lượng dinh dưỡng chưa bị phá hủy hết, vẫn có thể sử dụng. Trường hợp đông trùng hạ thảo bị mốc thấy rõ và lớn hơn 5%, đừng ngần ngại hãy vứt bỏ nó đi.
Dấu hiệu nhận biết đông trùng hạ thảo bị mốc
Vậy nhận biết đông trùng hạ thảo bị mốc ra sao? Liệu nên vứt bỏ hay vẫn tìm cách xử lý. Có các dấu hiệu nhận biết như sau:
Đông trùng hạ thảo tươi bị mốc: Nếu quá trình thu hái và bảo quản không cẩn thận, đông trùng hạ thảo sẽ có các dấu hiệu bị biến đổi. Phần thân trùng thảo bị mốc trắng, có mùi ẩm khó chịu. Phần ngọn thảo bị đen và thối nhũn.
Đông trùng hạ thảo khô bị mốc: Bằng mắt thường có thể nhìn thấy đốm mốc trắng hoặc đen, xỉn màu. Bằng mũi sẽ dễ dàng ngửi thấy mùi ẩm mốc từ trùng thảo.
Theo đánh giá, xác suất đông trùng hạ thảo tươi bị mốc nhiều hơn dạng khô. Vì vậy, chỉ nên sử dụng trùng thảo trong vòng 1 tháng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Cách xử lý Đông trùng hạ thảo bị mốc
Như đã phân tích, nếu đông trùng hạ thảo bị mốc nhẹ có thể xử lý và dùng được. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tìm những cá thể trùng thải mốc và tách riêng
Bước 2: Sử dụng nước muối có nồng độ từ 20% đến 30% để rửa sạch những đông trùng hạ thảo mốc.
Bước 3: Chần các cá thể trùng thảo mốc trong nước nóng khoảng 60 độ C
Bước 4: Sau đó, sấy khô đông trùng hạ thảo, rồi mang tiếp đi phơi.
Bước 5: Dùng túi nilon có hút chân không để bảo quản chúng. Để nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
Việc sử dụng nước muối loãng cùng nhiệt độ cao có thể loại đi 95% lượng vi khuẩn và ký sinh trùng. Tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Mức độ an toàn sau khi xử lý sẽ không đạt mức tuyệt đối. Vì vậy cần bảo quản loại dược liệu này ngay từ đầu, sau khi mở ra sử dụng.
Cách bảo quản đông trùng hạ thảo không bị mốc hiệu quả
Có nhiều cách để bảo quản đông trùng hạ thảo. Tại các cơ sở sản xuất, để đông trùng hạ thảo được lâu và dưỡng chất không bị mất đi, người ta sử dụng biện pháp sấy khô. Đối với hộ gia đình mua về sử dụng, nên bảo quản theo những cách sau.
Phơi và sấy khô trùng thảo
Đối với đông trùng hạ thảo tươi, sử dụng được trong vòng 1 tháng nếu bảo quản đúng cách. Như đã nói, phơi khô là phương án tối ưu nhất với số lượng nhiều. Phơi khô bằng ánh nắng tự nhiên hoặc sấy khô công nghiệp bằng máy móc.
Sấy khô đông trùng hạ thảo có thể dùng được trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, cần lưu ý:
Sau khi sấy, bảo quản trùng thảo trong túi bọc kín, để tại nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Đông trùng hạ thảo sấy khô có thể tán thành bột mịn để thuận lợi trong việc sử dụng.
Sau khi sấy khô nên kiểm tra nấm mốc thường xuyên bởi vì không có phương pháp nào hiệu quả 100%.
Bảo quản trong tủ lạnh
Đông trùng hạ thảo tươi cách tốt nhất nên cất chúng trong tủ lạnh. Biện pháp này áp dụng với trường hợp sử dụng trong thời gian ngắn. Bảo quản tối đa 2 tuần kể từ thời điểm mua. Cách làm như sau:
Trùng thảo tươi mua về cho vào hộp đựng thực phẩm có nắp hoặc túi zip, túi nilong kín đều được. Không để hở tránh cho vi khuẩn từ khác loại đồ ăn khác thâm nhập vào bên trong.
Tủ lạnh điều chỉnh ở nhiệt độ khoảng 3 - 4 độc C.
Tuyệt đối không để đông trùng hạ thảo tươi bị đông đá.
Bảo quản trong túi hút chân không
Cho đông trùng hạ thảo vào túi hút chân không và cho vào tủ lạnh, thời gian bảo quản lên đến 1 tháng. Phương pháp này cần máy hút chân không, thực hiện như sau:
Trước khi cho trùng thảo vào trong, khử khuẩn túi nilong.
Dùng máy hút chân không để hút hết không khí bên trong túi ra ngoài.
Bảo quản tủ lạnh nhiệt độ từ 4 - 5 độ C.
Ngâm đông trùng hạ thảo với rượu
Đây là phương pháp được rất nhiều người sử dụng, vừa dễ thực hiện lại bảo quản rất lâu. Cách làm như sau:
Chuẩn bị 100g đông trùng hạ thảo tươi và 1 lít rượu trắng (40 độ)
Rửa sạch trùng thảo nhẹ nhàng xếp ngay ngắn vào bình thủy tinh. Không nên dùng bình nhựa hoặc bình kim loại gây ra các phản ứng hóa học về lâu dài.
Đổ 1 lít rượu vào bình ngậm đông trùng hạ thảo, đậy kín nắp để nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp.
Sử dụng được sau 1 tháng ngâm. Có thể kết hợp ngâm cùng nhung huơu, kỳ tử hoặc nhân sâm đều tốt.
Ngâm trùng thảo với mật ong
Giống như các loại nhân sâm quý giá, trùng thảo có thể bảo quản bằng cách ngâm mật ong. Cách làm này vừa giữ được đông trùng hạ thảo không bị mốc mà còn tăng thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Cách thực hiện:
Rửa sạch 100g đông trùng hạ thảo nhẹ nhàng tránh bị dập nát.
Tương tự ngâm rượu, chỉ nên ngâm đông trùng hạ thảo với mật ong trong lọ thủy tinh. Rửa sạch lọ thủy tinh và phơi khô.
Xếp trùng thảo vào bình, đổ 100g mật ong vào. Đậy nắp bình để ở nơi thoáng mát. Sau 7 ngày là có thể dùng được.
Hy vọng qua bài viết này của NAGAKIđã giúp bạn trả lời câu hỏi đông trùng hạ thảo bị mốc có dùng được không? Sử dụng dược liệu bị biến đổi gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng. Vì vậy nếu trùng thảo bị mốc, bạn có thể làm theo cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc như trên. Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi mua bảo quản đúng nơi đúng cách để giữ trọn dưỡng chất có trong dược liệu này.