Quá trình hình thành và phát triển của đông trùng hạ thảo
Share:
Quá trình hình thành của đông trùng hạ thảo như thế nào? Theo Earth Touch News, loại dược liệu này có tên là Yartsa Gunbu. Trùng là sâu, thảo là cỏ. Đông trùng hạ thảo có nghĩa là "cỏ mùa hè, sâu mùa đông". Loại dược liệu này được nuôi tạo ra sao để bán ra với giá đắt đỏ, công dụng thần thánh đến vậy. Theo dõi bài viết này để hiểu sâu hơn về vòng đời cũng như quá trình phát triển của đông trùng hạ thảo nhé.
Quá trình hình thành của đông trùng hạ thảo
Quá trình hình thành của đông trùng hạ thảo trong bài viết này được chúng tôi chia làm 2 phần. Đó là nhân tạo và tự nhiên. Trong thiên nhiên, trùng thảo hình thành dựa trên sự ký sinh của bào tử nấm lên cơ thể ấu trùng của loại sâu bướm thuộc chi Thitarodes. Chúng hình thành và sinh sống trên các cao nguyên Vân Nam, Tây Tạng, Cam Túc, Hải Nam Trung Quốc cao trên 4000m so với mực nước biển.
Ngày xưa do sự hạn chế về công nghệ, người dân chưa có nhiều kiến thức về sự ký sinh của nấm. Chính vì lẽ đó, câu nói "mùa đông là sâu, hè hóa cây cỏ" là vậy. Ngày nay với khoa học công nghệ hiện đại, đã nghiên cứu chính xác quá trình sinh trưởng của nấm Cordyceps sinensis. loại nấm này kí sinh và ăn ấu trùng của loài sâu bướm Hepipidium. Ấu trùng chết sau đó vài tuần dưới mặt đất cách từ 2-5cm.
Bằng mắt thường có thể thấy, lớp vỏ bên ngoài của loài sâu bướm này vẫn giữ nguyên. Duy cơ thể nó đã biến thành xác ướp. Vào mùa xuân, loài nấm kí sinh này phát triển thành quả thể và chui ra khỏi đầu của vật chủ ký sinh, vươn lên mặt đất. Toàn bộ phần xác dưới lòng đất và phần quả thể nấm phía trên là đông trùng hạ thảo.
Quá trình phát triển của đông trùng hạ thảo tự nhiên
Tóm tắt quá trình hình thành của đông trùng hạ thảo, vậy loại dược liệu này phát triển cụ thể ra sao. Chúng tôi sẽ làm rõ ngay phần này.
Giai đoạn 1: Bướm thuộc chi Thitarodes đẻ trứng
Trong các bụi cây và đồng cỏ cao nguyên Tây Tạng Trung Quốc, xuất hiện loài sâu bướm Hepteridae. Thức ăn của chúng là rễ cây, thân của những loài Polygonaceae hay cây họ đậu. Dưới dạng bướm đêm, chúng giao phối và sinh sản con cái trên vùng cao nguyên đó. Vòng đời của loài Hepialidae khoảng 4 năm từ con nhộng đến trưởng thành và đẻ trứng. Riêng tuổi thọ của bướm đêm trưởng thành chỉ tính theo ngày. Con bướm đực bị chết sau khi giao phối. Do đó, họ Hepialidae chủ yếu sống dưới dạng ấu trùng.
Giai đoạn 2: Ấu trùng sinh ra và phát triển sâu non
Bướm đêm cái đẻ trứng ở nơi kín gió thường là sườn núi râm mát. Khí hậu trên cao nguyên khá lạnh, ấu trùng được sinh ra sẽ chui xuống đất và sinh trưởng ở đó từ 2-3 năm. Thức ăn chính là rễ cây.
Theo lẽ tự nhiên, các ấu trùng này sẽ phát triển êm đềm như thế thành sâu non, chui khỏi kén. Sau đó lại thành bướm đêm. Tuy nhiên thế giới là sự sinh tồn, thiên địch của loài ấu trùng này gồm nhện, kiến bọ cánh cứng, ếch nhái,... Và đặc biệt hơn là loài nấm ký sinh Cordyceps.
Giai đoạn 3: Bào tử nấm ký sinh ấu trùng
Vào tháng 7, tháng 8 mùa đẹp nhất của cao nguyên, một số lương ấu trùng Hepialus nhỏ bé gặp phải các bào tử nấm kí sinh. Trong điều kiện thích hợp, loài nấm xâm nhập vào cơ thể ấu trùng qua mọi đường và nằm gọn trong cơ thể nó. Hình thành nên sợi nấm, hạch nấm. Các sợi nấm này hút cạn dinh dưỡng trong ấu trùng đến khi sự sống cạn kiệt, còn lại lớp vỏ đầy sợi nấm.
Giai đoạn 4: Hình thành đông trùng hạ thảo
Đến tháng 4, tháng 6 năm sau, khi băng tuyết tan trên cao nguyên. Cảm nhận hơi ấm của mặt đất, các sợi nấm nhô lên và phát triển thành tiểu cỏ màu nâu sẫm gọi là đông trùng hạ thảo. Có thể nói sự hình thành Cordyceps sinensis bị ảnh hưởng nhiều yếu tố như địa hình, phân bổ thực vật, điều kiện khí hậu và độ PH của đất. Hiện nay đông trùng hạ thảo được nuôi cấy nhân, lưu hành dưới dạng khô. Cùng tìm hiểu quy trình nhé.
Vòng đời của đông trùng hạ thảo nhân tạo
Đông trùng hạ thảo nuôi cấy hay còn gọi là trùng thảo nhân tạo. Loại này được nhà khoa học nghiên cứu và nuôi trồng thành công trên hai hình thức sau:
Nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên cơ chất tổng hợp
Cơ chất tổng hợp để nuôi trùng thảo là hỗn hợp gồm tinh bột, nhộng tằm và một số vi lượng cần thiết xay nhuyễn. Giá thể này được đưa vào các lọ cơ chất sau đó thanh trùng. Sau đó đưa vào phòng lạnh để nguội và bắt đầu cấy giống.
Nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm
Nhộng tằm sau khi lột khỏi kén, được vô trùng những tác nhân vi sinh vật có hại. Tiếp đó chuyển vào phòng lạnh để chuẩn bị cấy giống. Sau khi cấy, con nhộng lần lượt được đưa vào phòng ươm và chiếu sáng. Thời gian này, chờ đợi và kiểm tra quá trình nấm kết mạng trong ruột nhộng tằm và tạo thành sợi nhô lên.
Hiện nay không chỉ đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trên nhộng tằm mà còn có trên xác ve sầu, bọ xít,... Tuy nhiên tùy thuộc vào nguồn giống, quy trình chăm sóc, chế biến để tạo ra các loại đông trùng hạ thảo với lượng dưỡng chất khác nhau.
Trên đây là toàn bộ quá trình hình thành của đông trùng hạ thảo tự nhiên lẫn nhân tạo. Nagaki hi vọng đem lại những kiến thức về trùng thảo chi tiết và chính xác nhất tới bạn đọc. Mọi thông tin thắc mắc liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ bạn nhé. Nagaki chúc bạn luôn vui khỏe mỗi ngày!