Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo, uống có nóng không?
Share:
Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo có gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng không? Có thể bạn đã biết công dụng tuyệt vời mà loại dược liệu quý này liên tục được nhắc đến. Trùng thảo được khai thác và sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc với lịch sử lên đến 700 năm. Giá thành đắt đỏ được gọi là "vàng mềm" của thế giới. Tuy nhiên bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ liệu đông trùng hạ thảo có tác dụng phụ không, có xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra? Tìm hiểu ngay dưới đây.
Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo
Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không chỉ riêng đông trùng hạ thảo, những loại dược liệu quý như nhân sâm, hồng nhung đều có những ảnh hưởng nhất định. Chủ yếu là do cơ địa, đối tượng dùng và liều lượng sử dụng ra sao. Chi tiết như sau:
Uống đông trùng hạ thảo gây nóng trong ở trẻ em
Từ xưa đến nay, các sách y học thường nói "trẻ em thuần dương vô âm". Điều này có nghĩa là gì, trẻ em dưới 14 tuổi đặc biệt dưới 5 tuổi, cơ thể của bé thường bị nóng trong. Đông trùng hạ thảo bản chất mang tính ấm. Trẻ nhỏ sử dụng hằng ngày sẽ gây nên hiện tượng nóng trong, bốc hỏa. Đặc biệt là lúc trẻ em đang bị sốt.
Đông trùng hạ thảo ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai
Không phủ nhận công dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ dinh dưỡng của đông trùng hạ thảo với bà bầu. Tuy nhiên, nếu dùng dược liệu này thường xuyên sẽ tăng sự ham muốn tình dục. Từ đó tăng co bóp ở cổ tử cung, xấu hơn là xảy ra hiện tượng sinh non. Đặc biệt lưu ý, không dùng đông trùng hạ thảo cho phụ nữ mang thai ở tuần thứ 11. Đây là giai đoạn bào thai hình thành và phát triển cơ quan sinh dục, việc dùng trùng thảo lúc này làm phát triển hệ sinh dục quá sớm, ảnh hưởng đến trẻ.
Lạm dụng đông trùng hạ thảo hại cho sức khỏe
Lạm dụng ở đây chính la sử dụng quá liều lượng tiêu chuẩn. Rõ ràng đông trùng hạ thảo bổ thận tráng dương. Tuy nhiên, vì mong muốn hiệu quả đạt được nhanh chóng mà không cân nhắc liều dùng, một số tác dụng phụ xảy ra. Điển hình như dị dứng phát ban, nổi mề đay,... Nặng hơn là xảy ra tình trạng suy thận.
Ăn trực tiếp đông trùng hạ thảo khi chế biến chưa kỹ
Khi ăn đông trùng hạ thảo nguyên còn cần chế biến kỹ, làm sạch. Trong bất kỳ loại thực phẩm nào, bạn đừng chủ quan khâu sơ chế cẩn thận thận nhé. Các ký sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh bám trên trùng thảo, mắt thường không nhìn thấy. Điều này gây hại cho tiêu hóa cũng như sức khỏe chúng ta.
Nguy cơ khi nấu đông trùng hạ thảo bằng sắt hoặc inox
Khi chế biến đông trùng hạ thảo bằng vật liệu sắt hoặc inox, làm giảm tác dụng và gây nguy hiểm cho cơ thể. Bạn có thể thay thế vật dụng bằng chất liệu như đất, sứ gốm. Bên cạnh đó, chuyên gia khuyên bạn không nên nấu trùng thảo ở nhiệt độ quá cao hoặc quá lâu. Tránh việc mất đi các dưỡng chất trong quá trình nấu nướng.
Lưu ý khi sử dụng tránh xảy ra tác dụng phụ đông trùng hạ thảo
Có thể nói tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo sẽ không xảy ra nếu bạn sử dụng đúng liều, chế biến đúng cách. Trùng thảo ở dạng bột, lỏng, hay dạng viên nang đều có hướng dẫn cách dùng cụ thể, đối tượng là ai, liều lượng hợp lý.
Không phủ nhận loại dược liệu quý này đem lại cho bạn công dụng về sức khỏe. Tuy nhiên, khi dùng nếu xảy ra những hiện tượng như tiêu chảy, khó chịu, táo bón, nổi mẩn. Hãy ngưng sử dụng và xét nghiệm kiểm tra. Đông trùng hạ thảo không gây ra những nguy hiểm đến tính mạng nhưng bạn không được chủ quan.
Một số lưu ý khi sử dụng như:
Không dùng nếu bạn sắp hoặc chuẩn bị phẫu thuật
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn sử dụng song song thuốc chữa bệnh và đông trùng hạ thảo
Dùng và chế biến với liều lượng phù hợp
Không sử dụng nếu bị dị ứng với các dược chất có trong trùng thảo.
Chúng tôi đã tổng hợp lại cho bạn những tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo có thể xảy ra. Hiện nay trùng thảo vẫn đang được nghiên cứu và phân tích. Theo dõi Nagaki để cập nhật những thông tin mới nhất! Để tư vấn về đông trùng hạ thảo, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ mọi lúc.
Chúc quý bạn đọc luôn mạnh khỏe!