Đông trùng hạ thảo Tây Tạng giá bao nhiêu? Tác dụng và cách dùng hiệu quả
Share:
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng được xem là "thần dược cho sức khỏe". Điều sửng sốt hơn, trùng thảo tự nhiên từ Tây Tạng có mức giá rất đắt đỏ. Nhiều người còn so sánh với VÀNG MỀM của thế giới. Vậy thực tế đông trùng hạ thảo Tây Tạng giá bao nhiêu, công dụng như thế nào? Đắt như vậy liệu có chữa trị được bách bệnh. Tìm hiểu ngay để xem liệu có giá thành có đi đôi với chất lượng không bạn nhé!
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là gì?
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là cây hay con được nhiều người thắc mắc. Với cách hiểu dân gian theo tên gọi, dịch nghĩa tức: mùa đông là con, mùa hạ là thân thảo (cỏ). Loại này được biết đến sớm nhất vào đầu năm 836 sau công nguyên đời nhà Đường. Sau này, trùng thảo được sử dụng và khai thác rộng rãi hơn trên các quốc gia khác.
Khai thác và thu hoạch đông trùng Tây Tạng
Đông trùng hạ thảo sinh trưởng và phát triển trên các sườn cỏ, gần với đường tuyết của các cây bụi vùng núi cao từ 3000m đến 5000m. Điển hình như các cao nguyên của Tây Tạng, Bhutan, Quế Châu, Bhutan,...
Vào mùa đông, có 1 loại ấu trùng có tên hepialidae bị nấm ký sinh. Sự kết hợp giữ mô, vỏ cơ thể của ấu trùng và sợi nấm, tên gọi đông trùng được ra đời. Qua mùa xuân thì sợi nấm phát triển. Hạ đến, có một đầu nhỏ nhú lên từ ấu trùng, nhô lên trên mặt đất giống như loài cỏ, tạo thành trùng thảo (cỏ mùa hè). Đông trùng hạ thảo Tây Tạng Trung Quốc mọc tự nhiên còn gọi là Cordyceps sinensis. Từ tháng 3 trở đi, nhiều người dân bắt đầu cuộc đua săn tìm "vàng mềm" trên các ngọn núi hiểm trở.
Năm 2020, Cordyceps sinensis được đưa vào danh sách đỏ những loài bị đe dọa ở mức nguy cấp do tình trạng khai thác đông trùng hạ thảo Tây Tạng quá mức. Chính vì vậy, đây là loài được xếp vào danh sách được bảo vệ ở cấp quốc gia thứ 2 tại Trung Quốc.
Đặc điểm nhận dạng đông trùng hạ thảo Trung Quốc
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng đông trùng hạ thảo nguyên con dạng khô và tươi. Để phân biệt cụ thể đông trùng hạ thảo Trung Quốc có hình dáng đặc điểm nổi bật.
Trùng thảo có hình dáng giống con tằm, chiều dài từ 3 đến 5cm. đường kính 0.3 đến 0.8 cm
Màu chuyển dần từ vàng sẫm đến nâu vàng.
Mỗi con có từ 20-30 vân trên thân.
Ở phần đầu màu nâu đỏ có các vân nhỏ.
Cấu tạo gồm 8 đôi chân, trong đó có 4 đôi ở giữa nhìn rõ nhất.
Mùi hơi tanh, vị hơi đắng.
Thành phần dược tính trùng thảo tự nhiên
Theo các nhà khoa học, trong sinh khối đông trùng tự nhiên mọc tại Trung Quốc chứa một số thành phần như sau:
Khoáng chất, nguyên tố vi lượng: Al, Na, K,...
Hoạt chất HEAA
D-mannitol, lipit
Cordycepin
Adenosin
Vitamin B12, B2, K, C, E
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng giá bao nhiêu?
Hiện nay, giá đông trùng hạ thảo khô nguyên con Tây Tạng có giá khoảng 2 tỷ đồng/kg. Vào những năm 1970 tại Trung Quốc, 1kg trùng thảo có giá khoảng 20 nhân dân tệ. Đến giữa năm 1990, mức giá đã tăng đến 5000 nhân dân tệ tương đương gần 18.000.000đ/1kg. Mức giá Cordyceps sinensis ngày càng tăng từ năm 2002 đến nay lên đến hơn 400.000 nhân dân tệ/kg (tương đương 1.5 tỷ đồng/kg).
Theo như nhà nghiên cứu tại viện vi sinh vật, hiện nay đông trùng hạ thảo Tây Tạng Trung Quốc quá khan hiếm, thiếu hụt nguồn cung. Điều nay dẫn đến sự hỗn loạn trong kinh doanh. Thậm chí bây giờ buôn bán đông trùng trở thành "ngành công nghiệp nặng" bởi một số nơi sử dụng keo để dính trực tiếp một loại bột kim loại đen lên Cordyceps sinensis. Với cách làm này, nhiều nơi có thể thu về lợi nhuận khủng qua việc tăng trọng lượng lên.
Phân loại đông trùng hạ thảo tự nhiên Trung Quốc
Hiện nay, nhiều nhà sản xuất đã chế biến ra các chế phẩm từ đông trùng hạ thảo như dạng nước, dạng bột, dạng viên nén, dạng sữa, trà, kem dưỡng da,... Tuy nhiên với đông trùng tự nhiên Tây Tạng được chia làm 2 loại chính:
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng tươi nguyên con
Trùng thảo ở dạng tươi nguyên con được khai thác trực tiếp tuy nhiên khó khăn trong việc bảo quản. Hàm lượng dưỡng chất cao nhất là lúc khai thác dưới 1 tháng, bảo quản tại nơi nhiệt độ thấp. Chính vì vậy loại này hiếm và giá thành cực cao. Thông thường tại Việt Nam chỉ có bán loại khô hoặc do các nhà nghiên cứu nuôi cấy dạng nấm.
Đông trùng hạ thảo khô Tây Tạng
So với loại tươi, hàm lượng dưỡng chất sau khi sấy khô đông trùng là 95% đến 98%. Sau khi xử lý nhiệt phân, trùng thảo mất đi một lượng nước và vài phần trăm lượng dinh dưỡng. Thời gian bảo quản lâu hơn trong vòng 3 năm. Mùi tanh nồng vẫn được giữ lại và vị ban đầu hầu như không thay đổi.
Đông trùng hạ thảo dạng nước Trung Quốc
Đây là chế phẩm từ quá trình bào chế đông trùng hạ thảo tươi, sau đó kết hợp với nước và một số dược liệu khác. Chính vì vậy, thành phần dinh dưỡng khá ít, giá thành rẻ hơn so với các loại khác. Nhưng sản phẩm này sử dụng được hầu hết với tất cả mọi người.
Đông trùng hạ thảo dạng viên Trung Quốc
Giống như dạng nước, trùng thảo dạng viên được bào chế từ loại tươi có kèm một vài phụ gia, dược liệu khác thành viên nang với lượng tá dược vừa đủ. Loại này chủ yếu là thực phẩm chức năng, dễ sử dụng, tiện lợi. Giá thành sản phẩm này không quá cao, phù hợp với nhiều khách hàng từ tầm trung đến cao cấp.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo Tây Tạng
Y học Trung Quốc cho rằng, trùng thảo có vị ngọt, tính bình, hồi vào thận và phổi. Loại dược liệu này được liệt kê vào danh sách bộ 3 thuốc bổ Trung Hoa cùng nhung hươu và nhân sâm. Tác dụng cụ thể như sau:
Hỗ trợ điều trị ung thư: Cordycepin là thành phần có trong đông trùng hạ thảo giúp ức chế sự phát triển của khối u. Có khả năng ngăn chặn sự lây lan và di căn sang các bộ phận khác.
Bệnh tiểu đường: Khi lượng đường ở trong máu tăng khiến những người bị tiểu đường gặp biến chứng nhiễm trùng. Trùng thảo là chất chống viêm mạnh giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời đây là loại thực phẩm ít chất béo, ít calo, lượng đường nhỏ được đánh giá là món khoái khẩu cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh thận: Trùng thảo giúp cải thiện chức năng của thận. Tăng cường sinh lực nam giới hiệu quả, đặc biệt là bệnh suy thận mãn tính. Theo nghiên cứu của Viện Dược liệu của Mỹ và Nhật Bản, đã chỉ ra đông trùng có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về thận.
Vấn đề về gan: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trùng thảo Tây Tạng giúp trị bệnh xơ gan bằng cách bảo vệ cách tế bào gan, ngăn chặn và triệt tiêu giai đoạn hủy hoại tế bào gan. Giảm sự phát triển các mô xơ ở gan và các khối u xơ trên lá gan.
Hệ tuần hoàn và tim mạch: Giúp tăng lưu thông máu, điều tiết hệ trao đổi chất, tăng sự hấp thụ dưỡng chất tế bào. Phân hủy và trung hòa các độc tố, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Qua đó giúp ăn ngon ngủ sâu, cải thiện tuần hoàn máu.
Hệ hô hấp: Các chất acid có trong trùng thảo giúp tăng cường hoạt động của lá phổi. Dùng hỗ trợ và điều trị các bệnh hen, suyễn, ho mãn tính,... Đặc biệt là những người hút thuốc lá liều hay làm việc tại môi trường nhiều bụi, khói và chất độc hại.
Hồi phục sức khỏe, giảm căng thẳng: Đông trùng hạ thảo có nguồn gốc từ vùng núi Tây Tạng hay được nuôi trồng trong phòng thí nghiệm đều chứa lượng lớn các vitamin, khoáng chất giúp giải tỏa cảm giác mệt mỏi, nhanh chóng hồi phục sức khỏe, giúp đầu óc nhạy bén hơn.
Cải thiện sắp đẹp: Đông trùng hạ thảo Tây Tạng hiện nay đều được bào chế dưới dạng kem dưỡng da. Giúp cải thiện sắc tố, tăng độ đàn hồi giúp làn da sáng rạng ngời, căng tràn sức sống.
Cách sử dụng đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng
Cách ăn đông trùng hạ thảo tốt nhất với liều lượng là 0.5 đến 5gam/người/ngày. Chế biến bằng việc hầm, sắc, nhai trực tiếp hoặc ngâm rượu.
Cách dùng đông trùng hạ thảo phổ biến
Sắc uống đông trùng hạ thảo là phương pháp được đánh giá rất tốt, giống như uống trà. Có thể thêm một số loại thảo dược khác để tăng thêm hương vị, dưỡng chất. Thời gian sắc không quá 30p và nhiệt độ không được quá cao.
Nấu hoặc hầm đông trùng hạ thảo Tây Tạng phải kể đến: hầm gà trùng thảo, hầm sườn, lẩu trùng thảo,... Các món nước dạng này không những dễ ăn mà còn cho phép lượng dinh dưỡng hòa tan vào nước canh giúp bạn hấp thụ dễ dàng. Tuy nhiên không nên hầm đông trùng quá lâu, có thể nấu trước nguyên liệu khác trước 20 phút sau đó cho trùng thảo vào sau.
Ngâm rượu đông trùng hạ thảo tự nhiên là phương pháp được ưa dùng hiện nay. Cho Cordyceps sinensis vào bình rượu gạo hoặc rượu trắng. Uống 2 lần/ngày từ 15 đến 20ml. Sau khi uống có thể ăn luôn phần cái tránh lãng phí. Lưu ý không sử dụng quá nhiều gây ảnh hưởng sức khỏe.
Nhai trực tiếp đông trùng nguyên con là cách ăn truyền thống. Tuy nhiên nếu trong khi bảo quản một số lượng vi khuẩn, ký sinh trùng bám lên bề mặt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy nên chọn nhai loại tươi, đảm bảo an toàn.
Bài thuốc chữa bệnh từ đông trùng hạ thảo Trung Quốc
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ đông trùng hạ thảo mà chúng tôi tổng hợp theo dân gian. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để điều chỉnh một vài loại dược liệu hoặc tỉ lệ phù hợp nhất với mỗi thể trạng từng người. Một số bài thuốc chữa các bệnh như:
Thuốc đông trùng hạ thảo chữa sinh lý cho nam giới: Lấy 6 gram nấm đông trùng Tây Tạng đem phơi khô, sau đó tán thành bột mịn và để riêng. Dùng 8 gram dâm dương hoắc, 12 gram ba kích, 12 gram hà thủ ô thái thành lát hoặc để nguyên đem sắc với 500ml nước lọc ở nồi đất. Sắc tất cả đến khi lượng nước còn lại 1/2 nồi là hoàn thành. Mỗi ngày uống vào buổi sáng trưa và tối. Nên dùng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Thuốc trùng thảo chữa bệnh về đường hô hấp: Nguyên liệu cần có bao gồm: đông trùng 6 gram, khoản đông hoa 6 gram, cam thảo tiểu hồi mỗi loại 3 gram, tang bạch bì 8 gram. Tất cả cho vào sắc trong nồi đất với 650 - 750 ml nước. Đun với lửa vừa đến lúc nước cạn còn cỡ 200 - 250 ml là tắt bếp. Nên lượng nước này làm 3 phần bảo quản tủ lạnh. Uống vào sáng, trưa, tối/ ngày. Lưu ý hâm nóng lại trước khi dùng.
Trên đây là những thông tin về đông trùng hạ thảo Tây Tạng mà Nagaki tổng hợp từ nhiều sách báo của Việt Nam và Trung Quốc. Hy vọng đã giải đáp những thắc mắc của quý bạn đọc. Chúc bạn luôn vui khỏe!